Danh mục đầu tư của các cửa hàng sang trọng sẽ khác nhau rất nhiều trong thời gian 5 năm nữa, khi những thương hiệu có dấu hiệu xoay trục khỏi các địa điểm đang suy yếu ở Mỹ và châu Âu để theo đuổi một lượng khách hàng giàu có thế hệ mới ở châu Á.
Nhìn chung, các thương hiệu cao cấp đang mở ít lại địa điểm mua sắm ở các thành phố lớn khu vực Bắc Mỹ và châu Âu , sẵn sàng cắt giảm chi tiêu và thương lượng lại hợp đồng thuê để hạn chế thiệt hại do Covid-19 mang lại. Song, thị trường Trung Quốc lại ngoại lệ, nơi cần có những cửa hàng mới để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng xa xỉ chi tiêu cao.
Bain dự kiến chi tiêu địa phương của Trung Quốc sẽ chiếm tới 28% tiêu dùng hàng xa xỉ toàn cầu vào năm 2025, tăng từ 11% vào năm 2019 và các thương hiệu đang có kế hoạch thay đổi dấu ấn bán lẻ của họ cho phù hợp.
Giám đốc điều hành Ubaldo Minelli cho biết: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường tập trung của OTB, công ty mẹ của Diesel, Margiela và Marni. Ông nói: “Chúng tôi sẽ ngày càng chuyển đầu tư bán lẻ sang Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương. Trong ba năm, Minelli muốn Châu Á Thái Bình Dương chiếm 60% trong hoạt động kinh doanh.
Roberta Benaglia, Giám đốc điều hành của thương hiệu Ý MSGM và công ty quản lý tài sản Style Capital, cho biết chiến lược tập trung vào châu Á, bao gồm kế hoạch mở 30 cửa hàng trong khu vực trong 4 năm tới, vẫn còn hiệu lực và “chắc chắn sẽ là chiến lược mà chúng tôi sẽ tập trung cho tương lai ”.
Andrew Maag, Giám đốc điều hành của nhãn hiệu quần áo nam cao cấp Dunhill cho biết, Trung Quốc đang là thị trường ưu tiên hàng đầu và cho biết thêm rằng, thương hiệu không có kế hoạch mở cửa hàng ở Mỹ và châu Âu trong tương lai gần.
Nick Bradstreet, giám đốc điều hành của Savills Hồng Kông, nói: “Tất cả các thương hiệu xa xỉ mà tôi nói chuyện đều tập trung vào Trung Quốc. Đó là một điểm sáng trên thế giới. ”
Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong cách các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc trước đây, khi họ từng mua hơn một nửa số hàng xa xỉ ở nước ngoài, duy trì tầm quan trọng của các điểm du lịch sang trọng như London và Paris. Với 73% người tiêu dùng xa xỉ Trung Quốc có kế hoạch chuyển một nửa số tiền chi tiêu xa xỉ hàng năm ở nước ngoài trở lại Trung Quốc trong năm tới, theo Boston Consulting Group, Trung Quốc chắc chắn sẽ chứng kiến sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ xa xỉ bằng cái giá của châu Âu và Mỹ.
Có thể nói, trong 10 năm qua, tập đoàn hàng đầu LVMH đã từng bước chuyển trọng tâm bán lẻ sang Châu Á Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hiện chiếm gần 30% thị phần bán lẻ của tập đoàn, từ 19% vào năm 2009, và Bain ước tính rằng thị phần xa xỉ của châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và phần còn lại của châu Á cộng lại.
Đặc biệt hơn nữa, đối với thị trường Việt Nam, năm 2015-2017 , tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng so với các năm trước đó từ 10,5- 10,9%. Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017.
Song song, Việt Nam với dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi từ 18-50), tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng đang phát triển, cũng nên nằm trong tầm ngắm. Garrick Brown, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu bán lẻ của châu Mỹ tại Cushman & Wakefield, cho biết, các thị trường mới nổi ở châu Á và Trung Đông cũng sẽ được hưởng lợi do quy mô bán lẻ ít hơn so với Bắc Mỹ và châu Âu.
Post a Comment