Theo dữ liệu do Viện công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc công bố hồi tháng 5, xuất khẩu mỹ phẩm Hàn Quốc sang Trung Quốc đại lục đã tăng 14,3% trong năm 2019 – tức là chỉ hơn 3 tỷ USD. Mức tăng hai chữ số là một tốc độ chậm hơn nhiều so với các năm trước. Có thể nói, mức tăng trung bình hàng năm giữa những năm 2013 và 2018 là 41%. Nhìn về tổng quát, tại Trung Quốc, nhu cầu mỹ phẩm của Hàn Quốc đã không còn bùng nổ như giai đoạn trước đây.
Trong những năm 1990 và 2000, các tập đoàn sắc đẹp Hàn Quốc như Amorepacific và LG Household & Health Care đã đưa các sản phẩm làm đẹp của mình vào thị trường chính là Trung Quốc thông qua làn sóng âm nhạc K-pop và điện ảnh. Những chiến thuật có sự can thiệp cùng ngành công nghiệp giải trí đã khiến doanh số của các tập đoàn thường tăng gấp đôi.
Song, trong 3 năm trở lại đây, sự căng thẳng trên khu vực bán đảo Triều Tiên khiến Trung Quốc hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc và ảnh hưởng văn hóa của đất nước. Theo trang Gyii.cn, xuất khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc sang Trung Quốc chỉ tăng 13,7% trong năm 2017, trái ngược với 87,3% trong năm 2010.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường mua lớn nhất các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc vào năm 2019, chiếm 65,6% các nguồn mỹ phẩm được sản xuất trong nước, nhưng, khách hàng Trung Quốc đang ngày càng đòi hỏi cao hơn và nhận thức được các lựa chọn thay thế.
Ngoài ra, nhiều thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc nằm trong nhóm giá trung và thấp và đã trở nên phổ biến đối với dòng sản phẩm làm đẹp nhanh chóng: rút ngắn chu kỳ nghiên cứu và phát triển xuống chỉ còn bốn tháng, trong khi sự phát triển của hầu hết các thương hiệu làm đẹp toàn cầu thường mất hơn một năm. Mặc dù cách tiếp cận này gần giống với thời trang nhanh (Fast Fashion) , mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận các sản phẩm mới mọi lúc, nhưng mức độ đổi mới và khác biệt mà các sản phẩm này mang lại tương đối nhỏ.
Nhiều người tiêu dùng phản hồi rằng, Innisfree, The Face Shop, và Skinfood đều có những đặc điểm giống nhau là sản phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe và giá cả phải chăng. Thế nên, vào tháng 8-2018, cửa hàng thương hiệu duy nhất The Face Shop đã tuyên bố chia tay hoàn toàn thị trường Trung Quốc. Sự ra mắt của cửa hàng được ngành công nghiệp xem là sự kết thúc thời kỳ hoàng kim của các cửa hàng thương hiệu đơn lẻ Hàn Quốc tại Trung Quốc. Đầu năm nay, Innisfree đã công bố sẽ đóng cửa ít nhất 90 cửa hàng ở Trung Quốc đang hoạt động thua lỗ trong giai đoạn sắp tới.
Bên cạnh đó, một tác động trực tiếp của việc thiếu tính nguyên bản là một số sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc dễ bị làm giả và rẻ tiền, với hàng giả xuất hiện trên thị trường Trung Quốc và dần làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Song song, các thương hiệu Hàn Quốc tập trung quá nhiều vào việc tiếp thị các sản phẩm cụ thể; thay vì tự xây dựng thương hiệu.
Mặt khác, trong một thống kê vào năm 2015, các chi nhánh của thương hiệu và cửa hàng bách hóa vẫn là kênh bán hàng chính cho việc bán hàng mỹ phẩm tại Hàn Quốc. Điều đó lại tạo nên một nhược điểm lớn tại thị trường tiêu thụ thương mại điện tử khổng lồ ở Trung Quốc đại lục; bởi trong tuần lễ mua sắm lớn nhất ở Trung Quốc, 68% trong tổng số người mua lại thích mua sắm trên điện thoại di động. Các kênh thương mại điện tử thuận tiện hơn và đang nhận được nhiều sự ưu ái hơn từ người tiêu dùng mới nổi.
Đồng thời, ở một báo cáo về mỹ phẩm nội địa của Tencent, các thương hiệu nội địa đang chiếm 56% thị phần trong năm 2019; và 42% người tiêu dùng sẵn sàng chọn các nhãn hiệu làm đẹp trong nước. Hơn nữa, 90% người tiêu dùng đã mua mỹ phẩm từ các thương hiệu trong nước, và cho biết, họ sẽ làm như vậy một lần nữa trong tương lai.
Tựu trung, các tập đoàn về mỹ phẩm lớn ở Hàn Quốc đang cố gắng xây dựng các dịch vụ sản phẩm phong phú, với chăm sóc da và mỹ phẩm an toàn là cốt lõi. Ở một mức độ nào đó, điều này có thể bù đắp, cũng như giảm rủi ro cho các tác động tiêu cực trên con đường phát triển của một thương hiệu.
Post a Comment